BÀI BÁO TẬP SANG TRƯỜNG SỐ 06 THÁNG 08/2022 -ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC ĐỐI VỚI BỆNH ĐẠO ÔN CỔ BÔNG (Pyricularia grisea) HẠI LÚA VỤ THU

2022-08-08 08:46:51 2614

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC ĐỐI VỚI BỆNH ĐẠO ÔN CỔ BÔNG (Pyricularia grisea) HẠI LÚA VỤ THU ĐÔNG 2021

TẠI CHÂU THÀNH - TIỀN GIANG  

                                                                                                ThS. Nguyễn Thanh Bình

Khoa Trồng trọt – Bảo vệ thực vật

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                nguyenthanhbinh@nbac.edu.vn

TÓM TẮT

Thí nghiệm Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc đối với bệnh đạo ôn cổ bông (Pyricularia grisea) hại lúa vụ Thu Đông 2021 tại Châu Thành - Tiền Giang được thực hiện nhằm tìm ra loại thuốc hiệu lực cao đối với bệnh đạo ôn cổ bông hại lúa. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD), đơn yếu tố với 4 nghiệm thức, 3 lần lập lại gồm: NT1 (Ninja 35 EC), NT2 (Beam 75 WP), NT3 (Filia 525 SE) và NT4 (đối chứng). Kết quả cho thấy, thuốc Ninja 35 EC (Fenoxanil 50 g/l + Isoprothiolane 300 g/l), Beam 75 WP (Tricyclazole 75 g/kg) và Filia 525 SE (Propiconazole 125 g/l + Tricyclazole 400 g/l) có hiệu lực tốt đối với bệnh đạo ôn cổ bông (Pyricularia grisea) hại lúa. Đặc biệt, thuốc Ninja 35 EC (Fenoxanil 50 g/l + Isoprothiolane 300 g/l) có hiệu lực cao nhất.

Từ khóa: Bệnh đạo ôn cổ bông, hiệu lực, Pyricularia grisea, lúa, thuốc trừ bệnh.

SUMMARY

The field experiment was conducted to assess the effect of several fungicides against the panicle blast disease (Pyricularia grisea) on rice in Châu Thành district, Tiền Giang province. The experiment was laid out in Randomized Complete Block Design with 4 treatments and 3 replications including NT1 (Ninja 35 EC), NT2 (Beam 75 WP), NT3 (Filia 525 SE) và NT4 (Control). The result showed that Ninja 35 EC (Fenoxanil 50 g/l + Isoprothiolane 300 g/l), Beam 75 WP (Tricyclazole 75 g/kg) và Filia 525 SE (Propiconazole 125 g/l + Tricyclazole 400 g/l) were all effective to panicle blast disease on rice. Especially, Ninja 35 EC (Fenoxanil 50 g/l + Isoprothiolane 300 g/l) was the most effective to panicle blast disease on rice.

Keywords: Effective, panicle blast disease, Pyricularia grisea, rice.

1. GIỚI THIỆU

           

 

Bệnh đạo ôn (Pyricularia grisea) là một trong những dịch hại phổ biến, gây hại nghiêm trọng nhất trên cây lúa ở tất cả các vùng trồng lúa trên thế giới và ngày càng trở nên khó kiểm soát hơn do thâm canh trong sản xuất nông nghiệp. Bệnh gây hại nghiêm trọng trên cả lá và cổ bông lúa (Du P.V và ctv, 2007). Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, trong những năm gần đây, bệnh có nguy cơ bùng phát trên diện rộng đối với hầu hết các giống lúa ngắn ngày đang phổ biến trong sản xuất và gây hại nặng ở tất cả các vụ lúa trong năm. Đặc biệt, bệnh gây hại mạnh vào mùa mưa hay lúc ẩm độ cao, gây thiệt hại rất lớn trên lá và bông lúa. Theo Padmanabhan (1965) khi lúa bị đạo ôn cổ bông 1% thì năng suất có thể bị giảm từ 0,7 - 17,4%, nếu bệnh nặng thiệt hại có thể lên đến 80% (Bonman và ctv, 1986; Vũ Triệu Mân, 2007).

Do đó, nông dân trồng lúa đã sử dụng rất nhiều thuốc hóa học với nồng độ cao hơn so với khuyến cáo, phối trộn nhiều loại thuốc với nhau, phun phòng ngừa định kỳ 5 – 7 ngày/lần gây ô nhiễm mỗi trường, tăng chi phí sản xuất và để lại dư lượng thuốc trong hạt lúa. Vì vậy, thí nghiệm: “Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc đối với bệnh đạo ôn cổ bông (Pyricularia grisea) hại lúa vụ Thu Đông 2021 tại Châu Thành - Tiền Giang được thực hiện nhằm tìm ra loại thuốc hiệu lực cao đối với bệnh đạo ôn cổ bông và không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây lúa tại Tiền Giang.

 

 

2. PHƯƠNG PHÁP – VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

 

Thời gian: Từ 17 tháng 11 năm 2021 đến 22 tháng 12 năm 2021.

Địa điểm: Thí nghiệm được thực hiện tại xã Tân Hội Đông - huyện Châu Thành - tỉnh Tiền Giang.

Giống: OM 5451. Lượng giống sạ: 150 kg/ha.

 

2.1 Phương pháp nghiên cứu

            Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên (Randomized Complete Block Design - RCBD), đơn yếu tố với 4 nghiệm thức, 3 lần lập lại, diện tích mỗi ô 50 m2. Các nghiệm thức thí nghiệm:

 

Stt

Nghiệm thức

Hoạt chất

Liều lượng

(L, Kg/ha)

1

Ninja 35 EC

Fenoxanil 50 g/l + Isoprothiolane 300 g/l

0,96

2

Beam 75 WP

Tricyclazole 75 g/kg

0,30

3

Filia 525 SE

Propiconazole 125 g/l + Tricyclazole 400 g/l

0,50

4

Đối chứng

-

Phun nước lã

            Ghi chú: Lượng nước phun: 400 lít/ha.         

            Thuốc được phun ướt đều trên tán lá và bông lúa. Thí nghiệm phun thuốc 2 lần:

+ Lần 1: Khi lúa bắt đầu trỗ (khoảng 3 - 5%). Bệnh đạo ôn chớm xuất hiện trên lá (tỉ lệ bệnh khoảng 3 – 5%).

                        + Lần 2: 7 ngày sau khi xử lý thuốc lần 1

            Tất cả các ô thí nghiệm đều được chăm sóc, bón phân, phun thuốc trừ sâu như nhau trong thời gian thí nghiệm.

Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu:

 

Căn cứ vào TCCS 01:2018/BVTV/BNNPTNT. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực phòng trừ bệnh đạo ôn hại cây lúa của các thuốc trừ bệnh.

- Tỷ lệ bệnh và chỉ số (%) bệnh đạo ôn cổ bông ở 14 ngày sau khi phun thuốc lần 2 và 7 ngày trước khi thu hoạch: Mỗi ô chọn 5 điểm trên 2 đường chéo góc, mỗi điểm điều tra 1 khung 40 cm x 50 cm, tại mỗi điểm chọn 5 bông cao nhất. Quan sát và ghi nhận mức độ bị bệnh của tất cả các bông điều tra. Từ đó tính tỉ lệ bệnh (%) và chỉ số bệnh (%) theo công thức dưới đây:

 

  Số bông bị bệnh

Tỷ lệ bệnh  (%) = -------------------------------- x 100

                                                          Tổng số bông điều tra

                                                         5n5 + 4n4 + 3n3 + 2n2 + n1

Chỉ số bệnh (%) =  -------------------------------- x 100

                                                                            5 N

Trong đó :

n1: số bông bị bệnh ở cấp 1 với < 5% gié bị bệnh

n2: số bông bị bệnh ở cấp 2 với  5 - < 30% gié bị bệnh

n3: số bông bị bệnh ở cấp 3 với 30 - 60 gié bị bệnh

n4: số bông bị bệnh ở cấp 4 với > 60%  gié bị bệnh

n5: số bông bị bệnh ở cấp 5 có 1 vết bệnh trên cổ bông trở lên

                                    N : Tổng số bông điều tra.

 

- Tỷ lệ hạt chắc, trọng lượng 1000 hạt và năng suất ngay trước khi thu hoạch:

+ Tỷ lệ hạt chắc: Ngay trước lúc thu hoạch, trên mỗi ô chọn ngẫu nhiên 25 bông nằm trên 2 đường chéo góc cắt đem về nhà. Trên mỗi bông, đếm số hạt chắc và tổng số hạt để xác định tỷ lệ (%) hạt chắc.

+ Trọng lượng 1000 hạt: Mỗi ô chọn ngẫu nhiên đếm 1000 hạt chắc (từ 25 bông trên) và cân trọng lượng 1000 hạt (g/1000 hạt).

 

 

+ Năng suất: Mỗi ô gặt 5 điểm trên hai đường chéo góc, mỗi điểm 1m2 (kích thước 1m x 1m). Các điểm này cách mép ô khảo nghiệm 0,5 m. Sau khi thu hoạch phơi khô (ẩm độ 13%), quạt sạch và cân trọng lượng, quy ra năng suất (tấn/ha).

- Độc tính của thuốc đối với cây lúa1, 3, 7 ngày sau khi phun thuốc lần 1,2. Đánh giá theo thang phân cấp sau:

 

            Cấp           Triệu chứng

              1              Cây chưa có biểu hiện ngộ độc

              2              Sinh trưởng của cây giảm nhẹ

  3           Ngộ độc tăng lên, sinh trưởng của cây giảm nhưng triệu chứng (về màu sắc, hình dạng,...) chưa rõ ràng

              4              Có triệu chứng ngộ độc nhưng có thể chưa ảnh hưởng đến nắng suất

              5              Cây biến màu, ảnh hưởng đến nắng suất

   6

 Thuốc làm giảm năng suất ít.

   7

 Thuốc gây ảnh hưởng nhiều đến năng suất.

   8

 Triệu chứng ngộ độc tăng dần làm cây chết.

   9

 Cây bị chết hoàn toàn.

 

2.2 Vật liệu nghiên cứu

- Ruộng lúa: lúa bắt đầu trổ (trổ khoảng 3 - 5%).

- Các loại thuốc thí nghiệm (Ninja 35 EC, Beam 75 WP, Filia 525 SE), bình phun thuốc, thẻ thí nghiệm, sổ ghi chép ...

2.3 Xử lí số liệu

Tất cả số liệu được tổng hợp, tính toán bằng phần mềm Microsoft Excel và xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS version 22.

 

3. KẾT QUẢ - THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng của thuốc thí nghiệm đến tỉ lệ bệnh, chỉ số bệnh đạo ôn cổ bông hại lúa

Bảng 1: Ảnh hưởng của thuốc đến tỉ lệ bệnh đạo ôn cổ bông (Pyricularia grisea) hại lúa

Nghiệm thức

Liều lượng

(L, Kg/ha)

Tỉ lệ bệnh (%)

14 ngày sau phun

lần 2

7 ngày trước thu hoạch

1. Ninja 35 EC

0,96

  8,00 c

14,67 c

2. Beam 75 WP

0,30

20,00 b

24,00 b

3. Filia 525 SE

0,50

18,67 b

22,67 b

­4. Đối chứng

Phun nước lã

54,67 a

69,33 a

 Ghi chúTrong cùng một cột các giá


Bài viết liên quan