BÀI BÁO TẬP SANG TRƯỜNG SỐ 06 THÁNG 08/2022 - ỨNG DỤNGTIẾN BỘ KỸ THUẬT CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH TRONG ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG TRÊN THÚ NHỎ

2022-08-10 08:54:09 2890

ỨNG DỤNGTIẾN BỘ KỸ THUẬT CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH

TRONG ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG TRÊN THÚ NHỎ

Ts. Trần Văn Lên

TÓM TẮT

Phẫu thuật gãy xương là một phẫu thuật chấn thương chỉnh hình trên thú nhỏ được thực hiện tương đối phổ biến hiện nay tại các Phòng khám và bệnh viện thú y. Kỹ thuật này được ứng dụng đối với các bệnh lý, tổn thương của hệ cơ xương. Ngày nay, thú cưng dễ gặp phải các tổn thương cơ xương trong quá trình sinh sống, đó có thể do bị tai nạn giao thông hay bị rơi ngã… Cho đến nay có rất nhiều phương pháp điều trị gãy xương trên thú nhỏ như phương pháp bó bột, phương pháp cố định bên trong hoặc cố định bên ngoài. Các phương pháp này đã góp phần đáng kể trong việc điều trị gãy xương trong ngoại khoa chó mèo, giúp thú mau lành xương và cải thiện chất lượng sống. Mục tiêu của bài báo sẽ đưa ra cái nhìn tổng quan về gãy xương cũng như việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật chấn thương chỉnh hỉnh trong điều trị gãy xương trên thú nhỏ.

Từ khóa:Gãy xương, phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, cố định trong, cố định ngoài, thú nhỏ

SUMMARY

Fracture surgery is an orthopedic surgery on small animals that is performed relatively commonly today in veterinary clinics and hospitals. This technique is applied to diseases and lesions of the musculoskeletal system. Today, pets are prone to musculoskeletal injuries in the process of living, which can be caused by traffic accidents or falls. Up to now, there are many methods of treating fractures in small animals such as the cast method, the method of internal or external fixation. These methods have made a significant contribution to the treatment of fracturesof dogs and cats, helping animals to heal quickly and improve the quality of life. The article will give an overview of fractures as well as the application of technical advances in orthopedic trauma in the treatment of fractures in small animals.

Keywords:Fracture, orthopedic surgery, external fixation, external fixation, small animal

 

 

1- ĐẶT VẤN ĐỀ

Phẫu thuật chỉnh hình đã ra đời từ thời trung cổ và phát triển ngày càng cao cho đến hiện nay. Ban đầu, thuật ngữ chỉnh hình có nghĩa là sửa chữa các dị tật cơ xương khớp ở trẻ em. Nicolas Andry, giáo sư y khoa tại Đại học Paris đã đặt ra thuật ngữ này trong cuốn sách giáo khoa đầu tiên viết về đề tài này vào năm 1741. Hiện nay phẫu thuật chỉnh hình - chấn thương đã có nhiều tiến bộ, hiện đại vượt bậc. Các quy trình phẫu thuật chấn thương chỉnh hình hiện nay phải đảm bảo nghiêm ngặt về vô trùng và vô cảm để đảm bảo cuộc phẫu thuật diễn ra suôn sẻ, sức khỏe bệnh súc được ổn định và phục hồi nhanh chóng. Bác sĩ phẫu thuật thú y là người được đào tạo có đầy đủ chuyên môn và kiến thức, kinh nghiệm để điều hành cuộc phẫu thuật diễn ra.Trong những năm gần đây, chuyên ngành chấn thương chỉnh hình trên thú nhỏ ở nước ta có những bước tiến vượt bậc trong điều trị tai nạn thương tích và các bệnh lý về xương khớp, ngày càng có nhiều biện pháp kỹ thuật áp dụng rộng rãi để hỗ trợ và điều trị tổn thương về hệ cơ xương cho chó, mèo như sử dụng băng sinh học, nẹp vít, phẫu thuật, đóng đinh nội tủy, sử dụng khung cố định ngoài, đinh luôn, đinh tủy, đinh vít…

Gãy xương là sự phá huỷ đột ngột các cấu trúc bên trong của xương do nguyên nhân cơ học, do đó gây ra sự gián đoạn về truyền lực qua xương. Hoặc nói cách khác, xương mất tính liên tục và hoàn chỉnh do ngoại lực gây nên. Hiện naythú cưng dễ gặp phải các tổn thương cơ xương trong quá trình sinh sống, đó có thể do bị tai nạn giao thông hay bị rơi ngã, u xương… và trong trường hợp bảo tồn nguy hiểm hơn hoặc không đạt kết quả cao thì phẫu thuật chấn thương chỉnh hình là phương pháp được lựa chọn.Phương pháp điều trị chó bị gãy xương phụ thuộc vào độ tuổi, kích thước thú, tình trạng sức khỏe, tình trạng gãy xương. Tuy nhiên, cần dựa trên nguyên tắc chung: (1) Nắn chỉnh hoàn toàn các di lệch, phục hồi giải phẫu bình thường bằng phương pháp mổ mở ổ gãy; (2) Phẫu thuật nhẹ nhàng nhằm bảo vệ hệ thống mạch máu nuôi xương và cơ; (3) Cố định vững chắc xương gãy; (4) Tập vận động sớm, không gây đau đớn các cơ và khớp kế cận vùng gãy xương. Trong khi những tiến bộ khoa học công nghệ đã cung cấp thiết bị, dụng cụ, vật liệu hỗ trợ tối ưu cho phẫu thuật chấn thương chỉnh hình thì kết quả thành công vẫn phụ thuộc vào việc ra quyết định thận trọng cũa bác sỹ thú y và đặc biệt kỹ thuật phẫu thuật cũng là yếu tố rất quan trọng để mở ra thành công trong điều trị gãy xương. Mục tiêu của bài báo sẽ đưa ra cái nhìn tổng quan về gãy xương trên thú nhỏ cũng như thảo luận việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật chấn thương chỉnh hỉnh trong điều trị gãy xương.

2. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ GÃY XƯƠNG VÀ QUÁ TRÌNH LÀNH XƯƠNG

2.1 Nguyên nhân gãy xương

Gãy xương là tình trạng thương tổn làm mất tính liên tục của xương, làm phá hủy đột ngột các cấu trúc của xương do chấn thương hoặc do bệnh lý (Piermattei và cs., 2016).

Nguyên nhân bên ngoài: Chấn thương do lực trực tiếp tác động lên thú nhỏ thường rất phổ biến, thường do tai nạn xe tông, rơi từ trên cao, súng bắn. Theo thống kê thì 75-80% những trường hợp gãy xương là do tai nạn xe hơi hoặc các phương tiện giao thông khác. Số lượng và hướng lực tác động thường khác nhau đối với mỗi trường hợp tai nạn.

Nguyên nhân bên trong: Gãy xương do yếu tố bên trong do lực căng quá mức của cơ bắp, gãy xương dạng này thường phổ biến ở động vật trưởng thành, vị trí dễ bị gãy ở đầu xương sụn.

Bệnh xương:Một số bệnh trên xương như u xương, rối loạn dinh dưỡng gây ra phá hủy hoặc làm yếu cấu trúc xương, đến khi có một chấn thương sẽ gây ra gãy xương.

Tác động stress lặp lại nhiều lần: Những vết rạn, hoặc gãy trên thú nhỏ thường gặp ở xương bàn chân trước và bàn chân sau như  xương bàn chân và cổ châncủa chó Greyhound

Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng kém làm cho tăng nguy cơ gãy xương ở thú, đặc biệt là mất cân bằng  can-xi, phốt-pho, vitamin D và các khoáng vi lượng. Khi cơ thể thiếu  can-xi, thú bị loãng xương, thân xương bị mỏng. Khi khẩu phần ăn hàng ngày cân bằng đầy đủ dinh dưỡng giúp thú phát triển khỏe mạnh, xương chắc chắn. Nhưng khi khẩu phần dư thừa chất đạm và chất béo làm thú mập, béo phì dẫn đến tăng trọng lượng nên xương dễ bị gãy (Kronfeld, 1985).Can-xi và phốt-pho là hai khoáng chất rất cần thiết cho chó và mèo. Đối với chó nhỏ trọng lượng phát triển toàn diện từ 9-10 tháng, nhưng phát triển nhanh vào tháng thứ 6. Khi mất cân đối  can-xi và phốt-pho làm cho thân xương mỏng, xương phát triển xiêu vẹo, biến dạng dễ gãy, thiếu vitamin D làm giảm hấp thụ  can-xi. Theo khuyến cáo của Charles (1985), khầu phần của chó hàng ngày có 1,1%  can-xi, 0,9 % phốt-pho và 500 IU/kg vitamin D cần thiết phát triển cho thú.

Tuổi của thú và giống: Đối với thú non, khi thú leo trèo dễ dẫn đến gãy xương do xương thú chưa đủ chắc, sự phát triển chưa hoàn thiện. Nhưng đối với thú già yếu, bộ xương giai đoạn lão hóa không phát triển như giai đoạn trưởng thành, xương mỏng, dễ bị loãng xương. Sự hấp thu các chất khoáng và phát triển của xương bị giảm làm xương giòn và dễ gãy do chất collagen và đạm giảm, vỏ xương mỏng và thiếu  can-xi nên dễ gãy. Quá trình tạo xương và hủy xương song song như nhau nhưng thú giàthì quá trình hủy xương nhiều hơn so với tạo xương nên cấu trúc xương bị yếu, dễ gãy.  Sự phát triển cấu trúc của xương ở cùng một thời gian thì giống chó nhỏ vóc có sức chịu lực và độ cứng lớn hơn giống chó lớn vóc, nên chó càng to con càng dễ bị gãy xương hơn trong giai đoạn phát triển.

Chế độ chăm sóc và cách nuôi dưỡng: Đối với những thú thường được nuôi nhốt cố định trong chuồng, khi chúng được di chuyển chạy nhảy nhanh, dễ bị trật khớp hay gãy chân do ít vận động. Đối với thú được thả rong tự do đi lại thường có nguy cơ bị gãy xương do tai nạn xe. Ngoài ra đối với thú nuôi dùng mục đích đi săn, chó nghiệp vụ và chó đua với sự vận động thường xuyên và cường độ cao cũng gián tiếp làm thú dễ bị tổn thương nặng.

2.2. Phân loại gãy xương

Một khi xương gãy xảy ra nhiều cấp độ khác nhau, tổn thương khác nhau, xung quanh mô mềm bao gồm máu cung cấp, tổn thương chức năng của hệ vận động. Gãy xương có thể phân loại theo vị trí giải phẩu cơ thể học, tổn thương bên ngoài, mức độ tổn thương xương, hướng của đường gãy, sự dịch chuyển tương đối của các mảnh xương, sự ổn định của xương…

Phân loại theo vị trí giải phẫu: Việc phân loại gãy xương theo vị trí giải phẫu giúp hiểu rõ đường gãy giúp thuận lợi cho việc chẩn đoán và điều trị. Gãy xương theo vị trí giải phẫucó thể gãy trên thân xương, đầu xương tăng trưởng, gãy ở lớp xương trưởng thành, gãy ở thân xương

-Gãy ở đầu xương tăng trưởng: Từ năm 1963, Salter-Harris đã phân loại gãy xương tăng trưởng ở động vật trong giai đoạn phát triển theo đường gãy và mảnh vỡ.

Bảng 1. Phân loại gãy xương (Salter-Harris, 1963)

Phân loại

Đặc điểm

Loại I

 

Đầu to của xương sụn bị gãy chia cắt hoàn toàn từ đầu cuối củaxương, gọi đây là tổn thương loại một, trong trường hợp gãy loại này phần tế bàotăng trưởng mô xương sụn còn nguyên vẹn, quá trình phát triển của đầu xương khilành sẽ hồi phục bình thường

Loại II

 

Gãy xương loại này hầu hết đầu xương bị gãy rời ra, đầu thân xươngbị xé lớn. Đường cắt gãy xương chạy dài dọc thân xương tạo khoảng cách lớn kếtthúc hành xương

Loại III

 

Loại III: Gãy đầu xương chia cắt giữa xương sụn, đường gãy dọc từ điểm bềmặt đến đầu sụn của vùng thân xương

Loại IV

 

Gãy xương loại này thường chạy dọc qua đầu xương và ngang quaxương tăng trưởng đến vùng hành xương

Loại V

 

Gãy xương loại này thường không phổ biến, đầu xương và thânxương gối lên nhau, gãy xương loại này phá hủy tế bào tăng trưởng đầu xương

Loại VI

 

Gãy xương loại này do Peterson phân loại, hiếm khi xảy ra, thườngxảy ra vùng ngoại biên và gãy dạng này khó chẩn đoán

 I II       III        IV    V     VI

 

Hầu hết gãy xương loại I, II, III nếu điều trị nhanh và đúng sẽ có tiên lượng tốt, các đoạn gãy có máu cung cấp bình thường. Gãy từ loại IV đến loại VI tiên lượng xấu

- Gãy trên xương dài: Tùy thuộc vào đường gãy vị trí trên xương dài mà phân loại gãy ở vị trí như hành xương, thân xương và đầu sụn, có thể chia ra các loại gãy xương dài như sau:

-Gãy ngang (a): Gãy ngang là một đường gãy ngang với xương và vuông góc với trục dài của xương

-Gãy xéo (b) :Gãy xéo là đường gãy tạo thành một góc với trục của xương và nhỏ hơn chiều dài gấp đôi đường kính của xương

-Gãy xoắn ốc (c): Gãy xoắn ốc là đường gãy xoắn quanh thân xương

-Gãy mảnh vụn (d):Gãy mảnh vụn là đường gãy có nhiều miếng xương, đường gãy tiếp nối nhau

- Gãy đoạn (e) :  Gãy đoạn là đường gãy chia làm ba đoạn hay nhiều hơn và gãy ngang gối lên nhau.

  1.      (b)    (c)        (d)              (e)         

Hình 1.Các dạng gãy của xương dài (Denny, 2000)

Phân loại theo tổn thương bên ngoài:

- Gãy kín là đường gãy của xương còn nằm trong da bao bọc. Gãy xương hở là vị trí gãy xương đâm ra ngoài da và gây tổn thương, hư hại mô mềm da

- Gãy hở được phân loại theo nơi gãy và tổn hại mô mềm, mục đích để giúp cho bác sỹ phẫu thuật nhận định được sự phức tạp và vấn đề tổn hại mô mềm để từ đó có hướng điều trị thích hợp.

(a) (b)

 

Hình 2.Gãy kín (a) và gãy hở (b) (Denny, 2000)

Theo Toby và Dylan (2016), gãy hở được chia làm 3 loại:

- Loại I: Là khi xương gãy chọc thủng qua da, đường rách nhỏ hơn 1 cm, đặc trưng bởi những lỗ thủng nhỏ gần vết gãy, tùy theo sự tổn hại mô mềm và có thể nhìn thấy vết thương.

- Loại II: Là gãy những đường đơn giản, đường rách lớn hơn 1 cm, tổn thương sụn, sự tổn hại mô mềm và vết thương hở ra, không mất da, mô.

- Loại III: Loại này có đặc điểm xương vỡ thành nhiều mảnh nhỏ, tổn hại mô mềm diện rộng, mất nhiều mô và da, lộ xương gãy ra ngoài, màng xương bị tổn thương, mạch máu cung cấp bị tổn hại, gây khó khăn cho quá trình lành vết thương

2.3 Quá trình lành xương gãy

Quá trình lành xương được chia làm 3 giai đoạn là: giai đoạn viêm, giai đoạn sửa chữa và giai đoạn tái tạo và trưởng thành (Toby và Dylan, 2016,  Piermattei và cs., 2016)

Giai đoạn viêm: Khi xương bị gãy gây tổn thương các mạch máu, cấu trúc xương, mô mềm xung quanh, cơ và thần kinh. Ngay lập tức theo sau tổn thương là hình thành khối tụ máu bao quanh vết gãy và một đáp ứng viêm xảy ra.Giai đoạn viêm bắt đầu ngay sau khi có sự phá vỡ cấu trúc ban đầu của xương và phần mềm xung quanh và tồn tại cho đến khi bắt đầu hình thành sụn hoặc xương. Do đó, giai đoạn này kéo dài 3–4 ngày và có thể lâu hơn, tùy thuộc vào lực gây ra gãy xương. Về mặt lâm sàng, sự kết thúc của giai đoạn viêm trùng với sự giảm sưng và đau.

Khi thú bị gãy xương, các mạch máu nhỏ bắt đầu co mạch để cầm máu, quá trình này xảy ra trong thời gian ngắn chỉ vài phút đồng thời tại vị trí xương gãy có sự dãn mạch. Các dịch thể sẽ từ mạch máu vào nơi vết thương, kèm theo tăng tính thấm thành mạch. Mạch bạch huyết được phủ lớp fibrinogene, các yếu tố đông máu khác có trong dịch thẩm xuất từ các mạch máu nhỏ. Các tiểu cầu và yếu tố tăng trưởng lôi kéo các tế bào đáp ứng viêm đến vị trí tổn thương. Tiểu cầu tham gia vào nội mô trong 30 – 60 phút. Các tiểu cầu cùng với bạch cầu di chuyển qua các lỗ mạch máu đến vùng tổn thương. Các tế bào này kích thích và phóng thích enzyme phá vỡ các mảnh vỡ tế bào. Bạch cầu đơn nhân cũng theo vòng tuần hoàn và trở thành đại thực bào tại vị trí tổn thương. Các đại thực bào thực hiện thực bào các tế bào hoại tử, các mảnh vỡ tế bào. Bạch cầu đơn nhân phóng thích các chất xúc tác biệt hóa các sợi nguyên bào. Các Lympho bào cũng tham gia đến chỗ viêm kích hoạthệ thống enzyme tiêu thể, sản xuất interferon, chất gây sốt, tổng hợp huyết khối ở mô và chống lại nhiễm trùng, tạo huyết khối. Qua các quá trình trên làm cho thú có dấu hiệu lâm sàng ở vị trí tổn thương là nóng, sưng, đỏ đi kèm. Quá trình viêm kích thích xương và hệ thống miễn dịch giúp cho quá trình lành xương, tế bào Lympho có mặt ở huyết khối vào ngày thứ 3 và ngày thứ 14 trong mô sẹo hóa cứng và xương hình thành theo 2 cơ chế là màng bên trong của xương được hình thành và tiếp theo là xương sụn. Xương được phát triển phụ thuộc vào nguồn máu cung cấp (Toby và Dylan, 2016)

 

Hình 3. Quá trình lành xương

(Piermattei và cs., 2016)

Giai đoạn sửa chữa: Trong vài ngày khối tụ máu được tạo thành tại vùng gãy, các bạch cầu đơn nhân và các sợi nguyên bào bắt đầu chuyển hóa các khối tụ huyết, các tế bào bắt đầu xâm lấn các cục máu đông, nhanh chóng sản xuất các mô như mô hạt, mô sẹo, mô sợi, mô sụn. Giai đoạn này là bước khởi đầu của quá trình sửa chữa, chúng phát triển nhanh gia tăng cố định vùng gãy, các đường gãy được liên kết mỏng manh. Nếu vết thương không bị nhiễm trùng, đại thực bào dọn sạch tế bào và mảnh vỡ lạ của cơ thể, nguyên bào sợi (fibrolast) di trú đến, collagen kết tụ, nếu không có đại thực bào hiện diện thì lượng nguyên bàosợi sẽ rất thấp, số lượng collagen được sản xuất sẽ ít ở vết thương. Tuy nhiên, nếu có hiện diện của nhiễm khuẩn, các bạch cầu hạt sẽ thực hiện chống nhiễm trùng. Tiều cầu và yếu tố tăng trưởng tăng nguyên bào sợi di chuyển đến vết thương. Chúng tạo thành khối u sẹo bên ngoài bao quanh vị trí gãy ở lớp tế bào trung mô. Chúng chuyển hóa thành u sụn mềm bắt đầu ngấm khoáng, chuyển hóa thành  can-xi. Các mao mạch bắt đầu hình thành từ bên ngoài cung cấp máu nơi hóa sụn can-xi, cung cấp dưỡng chất cho vết thương. Các mô hạt tại vùng gãy chuyển hóa thành trung mô và liên kết sợi rất nhiều collagen. Chúng liên kết bắt cầu nối hai vùng gãy lại với nhau và  can-xi hóa bắt đầu chuyển từ ngoài vào trong. Các tế bào mô xương bắt đầu tăng sinh chuyển hóa thành sụn, sau đó phát triển thành xương. Mạch máu bên trong bắt đầu hình thành các mao mạch phát triển phân nhánh liên kết mạch máu của 2 bờ gãy với nhau cung cấp phía trong tủy xương.

Giai đoạn tái tạo và trưởng thành: Là giai đoạn cuối cùng của quá trình sửa chữa lành xương gãy để phục hồi chức năng và chịu lực của xương. Giai đoạn này chiếm 70% thời gian của quá trình lành xương, các mô sẹo tạo khối u bên ngoài từ từ chuyển hóa giảm dần và biến mất. Các mô sẹo bên trong tiếp tục hình thành xoang tủy của thân xương. Sự phát triển của mô sẹo từ mềm chuyển thành cứng phụ thuộc vào lượng máu cung cấp để đạt được chắc chắn liên kết của vùng gãy. Sự ổn định của xương gãy và lưu lượng máu được cung cấp đến vị trí gãy sẽ quyết định quá trình lành xương.

3. ỨNG DỤNG KỸ THUẬT CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH  ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG TRÊN THÚ NHỎ

Có nhiều kỹ thuật có thể được áp dụng để điều trị các chấn thương liên quan đến gãy xương ở mèo và chó. Các kỹ thuật này dựa trên nhiều yếu tố và thường phụ thuộc vào kích thước, giống và tuổi của con vật. Cụ thể đối với độ tuổi, bác sĩ thú y  nên  xem xét bệnh súc bao nhiêu tuổi để xác định khả năng chung chữa lành bệnh. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chó nhỏ chữa lành hiệu quả hơn so với chó lớn tuổi. Khi sử dụng những các yếu tố này để xem xét, bác sĩ thú y dễ xác định và thực hiện các giải pháp chữa lành xương cho bệnh súc cụ thể. Không chỉ các đặc điểm thể chất của bệnh súc cần được xem xét, mà các đặc điểm cụ thể của chấn thương cũng đóng một vai trò quan trọng trong phương pháp chữa lành bệnh. Các phương pháp điều trị phổ biến nhất đối với gãy xương của thú nhỏ được chia thành hai loại là phương pháp điều trị không phẫu thuậtvà phương pháp điều trị phẫu thuật.

3.1 Phương pháp không phẫu thuật

Điều trị gãy xương không phẫu thuật là dùng các phương pháp như băng nẹp, bó bột hoặc kết hợp. Các kỹ thuật này có rất nhiều lợi thế trong điều trị, vì đơn giản, dễ làm, chi phí thấp, nguy cơ nhiễm trùng là rất nhỏ, và có rất ít hoặc không có xâm lấn. Tuy nhiên, các kỹ thuật này chỉ có thể được thực hiện trong một số trường hợp nhất định, tùy thuộc vào loại và vị trí của chấn thương (Schneider và cs., 2008). Điều trị gãy xương không phẫu thuật được chỉ định trong các trường hợp xương gãy không hoàn toàn, xương gãy kín hoặc dạng gãy ngang đơn giản không có sự dịch chuyển, gãy một xương trên cặp xương đôi và gãy ở phần đầu xương. Phương pháp băng nẹp, bó bộtchống chỉ định trong những trường hợp xưỡng gãy hở, gãy di lệch, khớp nhô ra; xương gãy thành nhiều mảnh, gãy trên xương đùi và xương cánh tay.

3.1.1 Phương pháp băng Robert Jones

Phương pháp Robert Jones được sử dụng với mục đích cố định vết nứtxương hay gãy xương trước và sau khi phẫu thuật nhờ vào lớp bông gòn dày sẽ giúpổn định vết gãy mà không làm ảnh hưởng đến hệ thống cung cấp mạch máu, ngoàira phương pháp Robert Jones còn giúp hạn chế tổn thương các mô mềm do đầuxương gãy và loại trừ các khoảng trống chết sau phẫu thuật (Fossum, 2002).

Kỹ thuật được thực hiện bằng cách nắn 2 đầu xương bị gãy, sau đó dùng gạc băng mộtlớp từ ngón chân (vẫn thấy ngón chân số III và số IV) cho đến giữa xương cánh tayvà xương đùi. Tiếp đến băng nhiều lớp bông gòn trên bề mặt (dày từ 2-4cm) theokiểu gối đầu 50%, tiếp theo là dùng băng thun để cố định lớp gòn và ngoài cùng là 1lớp băng dính hoặc băng thun dính. Ngoài ra có thể sử dụng nẹp giữa lớp băng thunvà băng dính trong trường hợp cần thiết.

Hình 4.Kỹ thuật băng Robert-Jones

(Piermattei và cs., 2006)

3.1.2. Phương pháp băng thạch cao

Thú được gây mê khi bó bột, chân thú được cố định trong tư thế bình thường. Băng một lớp gạc mỏngtừ ngón chân đến giữa xương đùi hoặc xươngcánh tay (vẫn thấy ngón chân số III và IV) theonguyên tắc từ ngón chân lên trên và các lớp gốilên nhau 2/3. Tiếp theo băng lớp gòn khôngthấm nước lót đệm (lưu ý băng dầy ở các khớpxương), cũng nguyên tắc gối đầu 2/3. Sau đó,nhúng cuộn băng thạch cao vào nước từ 30 – 60giây, vớt ra, vắt cho ráo nước. Quấn bột cũng từngón chân lên trên, chừa lại hai ngón chân số 3và 4 không quấn kín. Có thể đặt thêm nẹp trongquá trình bó bột. Vuốt dọc theo chân thú để ép các lớp thạch cao và tạo dáng bình thường cho chân. Nhưng tránh siết chặt tay sẽ làm bó chặt chân thú và gây chèn ép hệ thống mạch máu, teo cơ một thời gian sau. Sau từ 3 - 10 phút, thạch cao sẽ khô chắc, có thể dùng thêm miếng băng dínhbên ngoài để giữ chắc chắn.

Hình 5. Phương pháp băng thạch cao

Nhìn chung, tỷ lệ thành công của phương pháp bó bộtkhá cao vì đa số được áp dụng cho các trường hợpnứt xương, gãy xương đơn giản, gãy ngang. Tuynhiên thời gian điều trị kéo dài và tai biến sau khi bóbột cũng khá nhiều, thú có thểbị teo khớp, cứng khớp; thú cắn phá làm hư bột; bộtchặt quá làm sưng chân, da lở loét dẫn đến phải tháobột sớm nên ảnh hưởng đến sự ổn định của vết gãy.

3.2 Phương pháp phẫu thuật

3.2.1 Nguyên tắc trong phẫu thuật chấn thương chỉnh hình

Mục tiêu của điều trị gãy xương là phục hồi sớm và phục hồi hoàn toàn chức năng. Các nguyên tắc điều trị gãy xương đã được nêu rõ nhất bởi nhóm AO / ASIF (Perren, 1991; Mast và cs, 1989; Gautier và cs., 1992; Karl và cs., 2003) như sau: (1) Nén các mảnh gãy theo giải phẩu, đặc biệt trong gãy xương khớp, (2) Cố định vị trí gãy ổn định, phù hợp với  cấu trúc, chức năng của cơ quan vận động và tình trạng lâm sàng của thú, (3) Bảo tồn nguồn cung cấp máu cho xương và các mô mềm xung quanh thông qua kỹ thuật giảm tổn thương và phẫu thuật, (4) Tập vận động sớm, không gây đau đớn các cơ và khớp kế cận vùng gãy xươngđể ngăn ngừa sự phát triển của bệnh. Để đảm bảo cho mục tiêu điều trị bệnh gãy xương cần tuân thủ các nguyên tắc trong phẫu thuật chấn thương chỉnh hình (Eduvet, 2022) như sau:

- Chống xoay: Trong mọi trường hợp, hai đầu xương bi gãy không được cố định chắc chắn, khi vận động sẽ khiến hai đầu xương xoay cọ vào nhau dẫn tới hiện tượng tiêu xương và hình thà


Bài viết liên quan