THÔNG TIN TUYỂN SINH NĂM 2024

2024-01-17 13:39:50 2550

THÔNG TIN TUYỂN SINH

NĂM 2024

Năm 2024, Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ tổ chức xét tuyển 100% chỉ tiêu căn cứ vào bằng tốt nghiệp THPT cho tất cả các ngành đào tạo Cao đẳng và tổ chức xét tuyển 100% chỉ tiêu căn cứ vào bằng tốt nghiệp THCS trở lên hoặc tương đương cho tất cả các ngành đào tạo Trung cấp.

Mã trường: CDT5301

Thời gian đào tạo: 2.5 năm (Cao đẳng); 1.5 năm (Trung cấp)

I. NGÀNH/NGHỀ ĐÀO TẠO:

A/ CAO ĐẲNG – Chỉ tiêu: 300

TT

 Ngành học

Mã ngành

1

Khoa học cây trồng

6620109

2

Bảo vệ thực vật

6620116

3

Thú y

6640101

4

Quản trị mạng máy tính

6480209

5

Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm)

6480202

6

Kế toán doanh nghiệp

6340302

7

Chế biến thực phẩm

6540104

8

Công nghệ kỹ thuật xây dựng

6510103

9

Xây dựng công trình thủy

6510109

10

Quản lý đất đai

6850102

11

Nuôi trồng thủy sản

6620303

12

Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí

6520205

13

Điện công nghiệp

6520227

14 

Kỹ thuật chế biến món ăn

6810207

15  

Kiểm ngư

6620312

FCHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO: BẢO VỆ THỰC VẬT; THÚ Y

Mô tả ngành nghề đào tạo và Vị trí việc làm

1/ KHOA HỌC CÂY TRỒNG: Sinh viên được trang bị kiến thức sâu rộng về khoa học cây trồng. Sau khi tốt nghiệp, làm việc tại các cơ quan doanh nghiệp. Mở cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp, cây giống, hoặc xây dựng trang trại cây trồng.

2/ BẢO VỆ THỰC VẬT: Sinh viên được trang bị kiến thức sâu rộng về kỹ thuật bảo vệ thực vật. Sau khi tốt nghiệp, làm việc tại các cơ quan ngành nông nghiệp, các cơ sở sản xuất (nông trường, trạm, trại, hợp tác xã). Mở cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp, cây giống. Xây dựng các trang trại cây trồng.

3/ THÚ Y: Sinh viên được trang bị kiến thức sâu rộng về thú y. Sau khi tốt nghiệp, tham gia xây dựng và thực hiện quy trình phòng và điều trị cho gia súc, gia cầm; hướng dẫn được các kỹ thuật viên trung cấp. Kiểm soát giết mổ, mở cửa hàng kinh doanh thuốc, làm các dịch vụ thú y và xây dựng trang trại chăn nuôi.

4/ QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH: Sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng về khai thác các ứng dụng trên hệ thống mạng; thi công hệ thống mạng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; cài đặt cấu hình và quản trị hệ thống mạng; xây dựng và giới thiệu website; bảo trì được hệ thống mạng. Sau khi tốt nghiệp, làm việc tại các cơ quan, đơn vị chuyên ngành, các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp, các dịch vụ thuộc các thành phần mạng máy tính.

5/ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP: Sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng về tổ chức, thực hiện công tác kế toán - tài chính; kế toán quản trị; kiểm toán; kê khai quyết toán thuế. Sau khi tốt nghiệp, làm việc tại các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực ngành nghề; làm công tác kế toán tại các cơ quan hành chính sự nghiệp, các tổ chức quản lý tài chính.

6/ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM: Học sinh được trang bị kiến thức về công nghệ sản xuất nông sản, thực phẩm như chế biến rau quả, rượu, bia, sữa, thủy sản. Sau khi tốt nghiệp, làm việc trong các xí nghiệp, nhà máy chế biến nông sản thực phẩm hoặc làm kinh tế gia đình.

7/ CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT XÂY DỰNG: Sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng về quy trình công nghệ, thiết kế, tổ chức chỉ đạo thi công các công trình xây dựng (công trình thủy, công trình xây dựng dân dụng, công trình giao thông). Sau khi tốt nghiệp, làm việc tại các doanh nghiệp xây dựng, công ty tư vấn xây dựng, các cơ quan quản lý xây dựng và các cơ sở đào tạo công nhân nghề xây dựng.

8/ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY: Sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng về tính toán thiết kế, lập dự án và tổ chức thi công các công trình thủy như: công trình bến cảng, công trình biển, công trình ven bờ - hải đảo, đê chắn sóng và bảo vệ bờ biển, công trình thủy nông, kênh mương, cống cấp thoát nước,… Sau khi tốt nghiệp làm việc tại các cơ quan quản lý hàng hải, đường thủy nội địa; các công ty tư vấn lập dự án, thiết kế, giám sát, thi công các công trình thủy; các Sở; ban quản lý các khu công nghiệp.

9/ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI: Sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng về đăng ký đất đai, nhà ở, quy hoạch đô thị, quản lý hồ sơ địa chính, định giá bất động sản, đo đạc lập bản đồ,…Sau khi tốt nghiệp làm việc tại các đơn vị quản lý nhà đất; Trung tâm dự trữ quỹ đất cấp thành phố, thị xã, thị trấn, phường, xã; Các cơ sở kinh doanh bất động sản; Cán bộ Địa chính - Xây dựng cấp xã; Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện; Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh...

10/ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN: Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm; Đánh giá, quản lý tốt môi trường ao nuôi các loài động vật thủy sản; Sản xuất giống và ương nuôi các loài thủy sản; Áp dụng các quy trình kỹ thuật để vận hành các vùng nuôi, ao nuôi thương phẩm các loài thủy sản; Tư vấn kỹ thuật về kỹ thuật nuôi các loài động vật thủy sản phổ biến. Học sinh sau khi tốt nghiệp ra trư tổ chức, cơ quan khác nhau, bao gồm: Cơ sở sản xuất tại nhà hoặc tự mở sản xuất kinh doanh; Cửa hàng thuốc và hóa chất trong nuôi trồng thủy sản; Chi cục Thủy sản;Cơ sở sản xuất giống, nuôi trồng và thức ăn thủy sản.

11/ KỸ THUẬT MÁY LẠNH VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ: Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm: lắp đặt hệ thống máy lạnh công nghiệp; lắp đặt hệ thống máy lạnh thương nghiệp; lắp đặt hệ thống điều hòa không khí trung tâm; lắp đặt hệ thống điều hòa không khí cục bộ; vận hành hệ thống máy lạnh; vận hành hệ thống điều hòa không khí trung tâm; bảo trì - bảo dưỡng hệ thống lạnh; sửa chữa hệ thống lạnh.Sau khi tốt nghiệp có thể làm việc các cơ sở, các công ty dịch vụ chuyên ngành, siêu thị, các nhà máy bia, chế biến sữa, bảo quản thủy hải sản; các nhà máy chế tạo thiết bị máy lạnh, điều hòa không khí, các công ty, tập đoàn thi công lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy lạnh và điều hòa không khí.

12/ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP VÀ DÂN DỤNG: Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:  vận hành, bảo trì, sửa chữa, cải tiến các thiết bị điện và các hệ thống điện trong công nghiệp và dân dụng, lắp đặt hệ thống điều khiển cho dây chuyền công nghệ và có thể làm việc ở các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp, các tổ vận hành đường dây và trạm hạ thế, … Sau khi tốt nghiệp có thể Vận hành các trạm điện, các hệ thống cung cấp điện cho khu dân cư hoặc cho phân xưởng, nhà máy, dây chuyền sản xuất công nghiệp, Làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp ở các công ty sản xuất và kinh doanh hoặc có liên quan đến lĩnh vực thiết kế, lắp đặt, sửa chữa và bảo trì hệ thống cung cấp điện, thiết bị điện và tự động hóa.

13/ KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MÓN ĂN: Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm: Lý thuyết chế biến, Xây dựng thực đơn, Tổ chức lao động và kỹ thuật nhà bếp, Văn hóa ẩm thực, Thực hành các món ăn Việt, Á, Âu, Bánh, các món tráng miệng, các món ăn chay….Sau khi tốt nghiệp có thể trở thành nhân viên bếp, đầu bếp chính, Tổ trưởng bếp rồi đến các cấp lãnh đạo, giám sát bếp, bếp phó, bếp trưởng, trưởng các bộ phận tại các nhà hàng, khách sạn lớn, quản lý nhà hàng…

B/ TRUNG CẤP – Chỉ tiêu: 700

TT

 Ngành học

Mã ngành

1

Thủy lợi tổng hợp

5620126

2

Kế toán doanh nghiệp

5340302

3

Quản lý đất đai

5850102

4

Công nghệ thực phẩm

5540103

5

Quản trị mạng máy tính

5480209

6

Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm)

5480202

7

Trồng trọt và Bảo vệ thực vật

5620111

8

Chăn nuôi – Thú y

5620120

9

Kỹ thuật chế biến món ăn

5810207

10

Thú y

5640101

11

Nuôi trồng thủy sản 

5620303

12

Bảo trì và sửa chữa thiết bị nhiệt

5520157

13

Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí

5520205

14. Nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn                    5810205

15  Kiểm ngư                                                      5620312

Mô tả ngành nghề đào tạo và Vị trí việc làm

1/ THỦY LỢI TỔNG HỢP: Học sinh được trang bị kiến thức về xây dựng, khảo sát, quy hoạch, thiết kế, thi công, quản lý khai thác công trình thủy lợi. Sau khi tốt nghiệp, làm việc tại các công ty tư vấn khảo sát thiết kế, công ty xây dựng, các cơ quan ngành địa chính, các doanh nghiệp xây dựng.

2/ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP: Học sinh được trang bị kiến thức về tài chính, kế toán. Sau khi tốt nghiệp, làm kế toán tại các cơ sở sản xuất, công ty, doanh nghiệp, cơ quan ngành tài chính kế toán và mọi thành phần kinh tế.

3/ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI: Học sinh được trang bị kiến thức về quản lý đất đai. Sau khi tốt nghiệp, có khả năng đo đạc, lập bản đồ địa chính; lập và quản lý hồ sơ địa chính ở cơ sở; làm việc tại UBND cấp xã, thị trấn và các đơn vị thuộc Sở Tài nguyên – Môi trường.

4/ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM: Học sinh được trang bị kiến thức về công nghệ sản xuất nông sản, thực phẩm như chế biến rau quả, rượu, bia, sữa, thủy sản. Sau khi tốt nghiệp, làm việc trong các xí nghiệp, nhà máy chế biến nông sản thực phẩm hoặc làm kinh tế gia đình.

5/ QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH: Học sinh được trang bị kiến thức và kỹ năng về khai thác các ứng dụng trên hệ thống mạng; thi công hệ thống mạng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; cài đặt cấu hình và quản trị, bảo trì hệ thống mạng; quản trị website. Sau khi tốt nghiệp, làm việc tại các cơ quan chuyên ngành, các cơ quan hành chính sự nghiệp, các dịch vụ thuộc các thành phần mạng máy tính.

6/ TRỒNG TRỌT-BẢO VỆ THỰC VẬT: Học sinh được trang bị kiến thức về kỹ thuật trồng trọt, bảo vệ thực vật. Sau khi tốt nghiệp, làm việc tại các cơ quan ngành nông nghiệp, các cơ sở sản xuất (trạm, trại, hợp tác xã); mở cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật), cây giống.

7/ CHĂN NUÔI – THÚ Y; THÚ Y: Học sinh được trang bị kiến thức về chăn nuôi, thú y. Sau khi tốt nghiệp, tổ chức thực hiện chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh gia súc, gia cầm; kiểm soát giết mổ, làm kỹ thuật cho trại chăn nuôi; mở cửa hàng kinh doanh thuốc thú y.

8/ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN: Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm; Đánh giá, quản lý tốt môi trường ao nuôi các loài động vật thủy sản; Sản xuất giống và ương nuôi các loài thủy sản; Áp dụng các quy trình kỹ thuật để vận hành các vùng nuôi, ao nuôi thương phẩm các loài thủy sản; Tư vấn kỹ thuật về kỹ thuật nuôi các loài động vật thủy sản phổ biến. Học sinh sau khi tốt nghiệp ra trư tổ chức, cơ quan khác nhau, bao gồm: Cơ sở sản xuất tại nhà hoặc tự mở sản xuất kinh doanh;Cửa hàng thuốc và hóa chất trong nuôi trồng thủy sản;Chi cục Thủy sản;Cơ sở sản xuất giống, nuôi trồng và thức ăn thủy sản.

9/ BẢO TRÌ VÀ SỬA CHỮA THIẾT BỊ NHIỆT: Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm: Đo kiểm các thông số điện, nhiệt, cơ của các thiết bị lạnh. Xác định chất lượng của thiết bị lạnh khi hoạt động; Lắp đặt, sửa chữa, bảo trì thuần thục các thiết lạnh gia dụng như tủ lạnh, máy lạnh, tủ đông và thiết bị lạnh công nghiệp như điều hòa trung tâm, kho lạnh...; Tính toán, thiết kế hệ thống lạnh như điều hòa trung tâm, kho lạnh. Sau khi tốt nghiệp có thể Mở công ty, cửa hàng kinh doanh thiết bị lạnh. Nhân viên kỹ thuật cho các công trình điện lạnh. Nhân viên bảo trì sửa chữa điện lạnh cho cơ quan, khách sạn, nhà hàng...

10/ NGHIỆP VỤ NHÀ HÀNG, KHÁCH SẠN: Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm: sử dụng đúng, an toàn các loại trang thiết bị khách sạn; Thực hiện đúng quy trình phục vụ khách hàng tại các vị trí công việc của bộ phận lễ tân, buồng, nhà hàng hoặc khu vực hội nghị, hội thảo theo tiêu chuẩn của khách sạn…Sau khi tốt nghiệp có thể trở thành nhân viên lễ tân, nhân viên quan hệ khách hàng, nhân viên đón tiếp khách tại nhà hàng; nhân viên phục vụ bàn, phục vụ rượu, nhân viên phục vụ buồng khách sạn. Nếu có cơ hội và kinh nghiệm nghề nghiệp có thể đảm nhận vị trí giám sát viên lễ tân hoặc buồng hoặc nhà hàng.

II. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH:

* Hệ Trung cấp: Học sinh tốt nghiệp THCS hoặc tương đương trở lên.

* Hệ Cao đẳng: Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

III. THỜI GIAN ĐÀO TẠO: 

* Hệ Trung cấp: 1,5 năm

* Hệ Cao đẳng: 2,5 năm

 

IV. HÌNH THỨC TUYỂN SINH: Xét tuyển

Tiêu chí xét tuyển

Tiêu chí 1

* Hệ Trung cấp: Tốt nghiệp trung học cơ sở (viết tắt là THCS) và tương đương trở lên.

* Hệ Cao đẳng:

             + Đã tốt nghiệp trung học phổ thông (viết tắt là THPT) hoặc tương đương;

             + Tốt nghiệp trung cấp và có giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông hoặc giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông hoặc đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định.

* Hệ Cao đẳng đào tạo chương trình chất lượng cao:

Người học chương trình chất lượng cao phải có đầy đủ các điều kiện để học tập trình độ cao đẳng theo quy định hiện hành và phải đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Có kết quả học tập ở bậc trung học phổ thông đạt từ khá trở lên;

+ Có trình độ ngoại ngữ đầu vào tối thiểu đạt bậc 1/6 đối với các ngành, nghề đào tạo theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam hoặc tương đương (Điểm trung bình cả năm lớp 12 môn Tiếng Anh đạt từ 5,0);

+ Người học chương trình chất lượng cao là người nước ngoài phải có văn bằng tốt nghiệp tối thiểu tương đương văn bằng tốt nghiệp trung học phổ thông của Việt Nam, có năng lực tiếng Việt đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo;

+ Tự nguyện tham gia học, cam kết đóng học phí theo quy định của trường đối với chương trình chất lượng cao.

 Tiêu chí 2

Đảm bảo các điều kiện xét tuyển theo quy định của quy chế tuyển sinh trung cấp, cao đẳng, liên thông cao đẳng hiện hành.

Nguyên tắc xét tuyển: 

Chỉ xét tuyển thí sinh đạt 2 tiêu chí nêu trên theo nguyên tắc ưu tiên thí sinh nộp trước, cho đến khi đủ chỉ tiêu.

V.  HỒ SƠ ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN

- Phiếu đăng ký dự tuyển vào giáo dục nghề nghiệp theo mẫu quy định chung của Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội (theo mẫu); tải về

- 01 bản sao bằng tốt nghiệp (THPT đối với hệ Cao đẳng), (THCS đối với hệ Trung cấp) hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (nếu mới tốt nghiệp trong năm hiện tại), (có công chứng).

- 01 bản sao học bạ (THPT đối với hệ Cao đẳng), (THCS đối với hệ Trung cấp) (có công chứng).

- Bản sao giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên (nếu có) theo quy định chung của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

 

VI. LỆ PHÍ TUYỂN SINH: thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

VII. HÌNH THỨC ĐĂNG KÝ:

- Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển (ĐKDT) và lệ phí xét tuyển trực tiếp tại Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ hoặc gởi qua đường bưu điện.

- Thí sinh đăng ký trực tuyến tại địa chỉ: www.nbac.edu.vn hoặc quét Mã QR code.

 

VIII. THỜI GIAN NHẬN HỒ SƠ XÉT TUYỂN: 

Ÿ Đợt 1:  từ ngày 02/01/2024 đến 30/6/2024. Họp xét tuyển: 01/7/2024

Ÿ Đợt 2: từ ngày 01/7/2024 đến 31/7/2024. Họp xét tuyển: 01/8/2024

Ÿ Đợt 3: từ ngày 0/8/2024 đến 31/8/2024. Họp xét tuyển: 03/9/2024

Ÿ Đợt 4: từ ngày 03/9/2024 đến 30/9/2024. Họp xét tuyển: 01/10/2024

Các đợt bổ sung sẽ xin ý kiến Hội đồng.

Nếu chưa đủ chỉ tiêu trường có thể kéo dài đợt tuyển sinh đến 31/12/2024 theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

 

IX. QUYỀN LỢI HỌC SINH:

- Học sinh tốt nghiệp THCS  được miễn 100% học phí.

- Học phí Cao đẳng: từ 5.500.000đ -> 6.000.000đ/ 1 học kỳ (5 tháng)

- Sinh viên cao đẳng các ngành: Bảo vệ thực vật; Thú y; Chế biến thực phẩm; Xây dựng công trình thủy; Công nghệ kỹ thuật xây dựng; Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí; Điện công nghiệp; Nuôi trồng thủy sản, Kỹ thuật chế biến món ăn được giảm 70% học phí. - HSSV được xét cấp học bổng theo quy định.

- HSSV khó khăn được xét cấp học bổng khuyến học của trường.

- Đảm bảo chổ ở ký túc xá cho 100% HSSV.

- Được giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp.

Để biết thêm thông tin chi tiết thí sinh liên hệ:

Địa chỉ liên lạc:


Bài viết liên quan