Thí nghiệm “Đánh giá hiệu lực sinh học của thuốc VELVET 2SL đối với bệnh héo xanh (Pseudomonas solanacearum) hại cây dưa hấu tại Cai Lậy - Tiền Giang” được thực hiện nhằm tìm ra những công thức thuốc có hiệu quả đối với bệnh héo xanh hại dưa hấu. Thí nghiệm được bố trí diện rộng, hoàn toàn ngẫu nhiên, đơn yếu tố với 4 nghiệm thức: VELVET 2SL liều lượng 1,0 lít/ha (NT1), VELVET 2SL liều lượng 1,2 lít/ha (TN2), LOBO 8WP liều lượng 0,5 kg/ha (NT3) và nghiệm thức đối chứng- phun nước lã (NT4).
Thí nghiệm “Đánh giá hiệu lực sinh học của một số loại thuốc đối với bệnh đốm nâu (Neoscytalidium dimidiatum) hại thanh long tại Chợ Gạo – Tiền Giang” được thực hiện nhằm tìm ra những công thức thuốc có hiệu quả đối với bệnh đốm nâu hại thanh long. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD), đơn yếu tố với 6 nghiệm thức, 3 lần lập lại gồm: NT1 (Priaxor 500 SC), NT2 (Miravis 200 SC), NT3 (Ridomil Gold 68 WG), NT4 (Aproach 250 SC), NT5 (Amistar Top 325 SC), NT6 (đối chứng).
“Khảo sát bệnh đường hô hấp và hiệu quả điều trị trên mèo tại phòng khám Ford Pet tỉnh Bến Tre” được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2022, nhằm xác định tỷ lệ bệnh hô hấp trên mèo và đánh giá hiệu quả điều trị bằng thuốc Azithromycin kết hợp với Ford Pet 100. Bằng các phương pháp chẩn đoán lâm sàng, đã xác định được 50 ca bệnh hô hấp trong tổng số 86 ca mèo được chủ nuôi đem đến khám và điều trị, chiếm tỷ lệ 58,14%.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xây dựng bản đồ nhiệt độ trung bình tỉnh Tiền Giang. Đây là bản đồ cơ sở phục vụ công tác đánh giá thích nghi đất đai, phân bố quy hoạch sử dụng đất. Dựa trên số liệu thời tiết được thu thập từ NASA Prediction of Worldwide Energy Resources (POWER) trong giai đoạn 10 năm (2012 – 2021), dữ liệu nhiệt độ trung bình tỉnh Tiền Giang được tổng hợp. Tiếp theo, nghiên cứu này đã ứng dụng công nghệ Arcgis kết hợp dữ liệu nhiệt độ trung bình ở các trạm thông qua các phép nội suy, phân tích và truy vấn dữ liệu, bản đồ nhiệt độ trung bình đã được thành lập.
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 12 năm 2022 tại huyện Châu Thành, Cái Bè, Cai Lậy và Thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang nhằm phân tích các chỉ tiêu về kinh tế và kỹ thuật của nghề nuôi cá Bảy màu (Poecilia reticulata, Peters 1859). Mỗi huyện/ thành phố chọn 15 hộ để thu thập số liệu. Kết quả cho thấy diện tích nuôi trung bình là 82,4 m2/ hộ, tương đương nhau ở các huyện chỉ có huyện Cái Bè là diện tích nuôi lớn hơn (p<0,05); mật độ thả trung bình là 346,99 con/m2; cỡ cá thu hoạch trung bình là 3,75 cm; năng suất trung bình đạt 235,99 con/m2/vụ; thời gian nuôi trung bình là 72,33 ngày; tỷ lệ sống trung bình là 68,23%, các yếu tố này tuy có chênh lệch nhau giữa các huyện nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Về chi phí sản xuất, doanh thu trung bình và lợi nhuận trung bình ở cả 3 huyện Châu Thành, Cai Lậy và thành phố Mỹ Tho khác biệt không có ý nghĩa thống kê nhưng lại khác biệt với huyện Cái Bè (p<0,05). Tất cả các hộ nuôi được điều tra đều có lợi nhuận từ hoạt động nuôi cá Bảy màu.
Đề tài “Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc trừ bệnh đối với bệnh xì mủ trên cây cam tại Vũng Liêm, Vĩnh Long” được thực hiện từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2022. Đề tài nhằm tìm ra loại thuốc trừ bệnh có hiệu lực cao đối với bệnh xì mủ hại cam do nấm Phytophthora sp. gây ra. Kết quả cho thấy, cả 2 loại thuốc Orondis Ultra 280SC (0,06 – 0,08%) và Profiler 711.1WG (0,15%) đều có khả năng phòng trừ bệnh xì mủ trên cây cam. Tất cả các loại thuốc thí nghiệm đều không ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây cam.
Thí nghiệm “Đánh giá hiệu lưc của thuốc trừ nhện đỏ (Panonychus citri) hai cây cam vụ hè năm 2022 tai My Tho - Tiền Giang” được thưc hiện nhằm tìm ra loai thuốc có hiệu lưc trừ nhện đỏ hai cây cam. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD), đơn yếu tố với 4 nghiệm thức, 3 lần lặp lai gồm: NT1. Incipio 100DC (0,01%), NT2. Incipio 100DC (0,02%), NT3. Bifemite 43SC và NT4 (đối chứng – phun nước la). Kết quả cho thấy, các loai thuốc Incipio 100DC (0,01% và 0,02 %) và Bifemite 43SC (0,03%), co hiệu lưc tốt đối nhện đỏ hai cây cam.
Trong thời buổi kinh tế hội nhập phát triển, lượng người nước ngoài đến Việt Nam du lịch, sinh sống, an cư, học tập… ngày càng nhiều, kéo theo nhu cầu học tiếng Việt của người nước ngoài cũng tăng lên. Hoà cùng xu hướng chung đó, từ năm 2018 trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ đã tiếp nhận các đoàn sinh viên Lào đến sinh hoạt và học tập tại trường. Trong thời gian đầu dạy và học tiếng Việt, cả giáo viên và các sinh viên Lào gặp không ít những khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi với mong muốn được cùng Quý thầy cô và đồng nghiệp “Chia sẻ những thuận lợi, khó khăn và một số thành quả đạt được sau một thời gian dạy tiếng Việt cho sinh viên Lào tại trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ”, qua đó có thể cùng nhau rút ra được nhiều kinh nghiệm giảng dạy tiếng Việt hiệu quả và thiết thực hơn.
Thí nghiệm “Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc phòng trừ bọ trĩ hại dưa lưới (Cucumis melo L.) tại Trường Cao Đẳng Nông nghiệp Nam Bộ được thực hiện nhằm tìm ra loại thuốc có hiệu lực cao đối với bọ trĩ hại dưa lưới. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD), đơn yếu tố với 5 nghiệm thức, 3 lần lập lại gồm: NT1 (Radiant 60 SC), NT2 (Dop 25 WG), NT3 (Benevia®100 OD), NT4 (Benevia®200 SC) và NT5 (đối chứng).