BÀI BÁO TẬP SANG TRƯỜNG SỐ 06 THÁNG 08/2022 - ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC ĐỐI VỚI RỆP MUỘI (Rhopalosiphum maidis) HẠI CÂY NGÔ VỤ XUÂ

2022-08-10 08:49:32 3246

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC ĐỐI VỚI RỆP MUỘI (Rhopalosiphum maidis) HẠI CÂY NGÔ VỤ XUÂN HÈ NĂM 2021 TẠI MỸ THO - TIỀN GIANG

ThS. Trần Phạm Thanh Giang

Trung tâm tư vấn NN và PTNT

Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ

 

TÓM TẮT

Thí nghiệm Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc đối với rệp muội (Rhopalosiphum maidis) hại cây ngô vụ xuân hè năm 2021 tại Mỹ Tho - Tiền Giang được thực hiện nhằm tìm ra loại thuốc hiệu lực cao đối với rệp muội hại cây ngô. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD), đơn yếu tố với 4 nghiệm thức, 3 lần lập lại gồm: NT1. Opal 50 WG (0,3 kg/ha), NT2. Opal 50 WG (0,4 kg/ha) , NT3. Decis 2.5 EC (0,6 lít/ha), và NT4 (đối chứng – phun nước lã). Kết quả cho thấy, các loại thuốc Opal 50 WG (0,3 kg/ha và 0,4 kg/ha), thuốc Decis 2.5 EC (0,6 lít/ha) có hiệu lực tốt đối với rệp muội hại cây ngô.

Từ khóa: Rhopalosiphum maidis, hiệu lực, cây ngô, rệp muội.

SUMMARY

The Study “Evaluate the effectiveness of several pesticides against the aphids (Rhopalosiphum maidis) on corn in My Tho city, Tien Giang province”. The study finds out a highly effective drug against aphids corn. The experiment was laid out in Randomized Complete Block (RCBD), designs with 4 treatments and 3 replications including T1 (Opal 50 WG (0,3 kg/ha)), T2 (Opal 50 WG (0,4 kg/ha)), T3 (Decis 2.5 EC (0,6 lít/ha) and T4 (Control). The result showed that Opal 50 WG (0,3 kg/ha and 0,4 kg/ha), Decis 2.5 EC (0,6 lít/ha) were all effective to corn leaf aphids.

Keywords: Aphids, corn, effective, Rhopalosiphum maidis.

1. GIỚI THIỆU

 

            Đối với cây ngô, rệp ngô (Rhopalosiphum maidis) là một trong những loại sâu hại quan trọng. Ngô bị hại lúc còn non có thể không ra bắp được. Rệp phá hại làm giảm năng suất và phẩm chất ngô rõ rệt. Ngoài gây hại trực tiếp rệp ngô còn được coi là một loài môi giới truyền bệnh virus gây bệnh khảm lá và bệnh đốm lá trên ngô.

Do đó, nông dân trồng ngô đã sử dụng rất nhiều thuốc hóa học với nồng độ cao hơn so với khuyến cáo, phối trộn nhiều loại thuốc với nhau, gây ô nhiễm mỗi trường, tăng chi phí sản xuất và để lại dư lượng thuốc trong trái bắp, tăng tính kháng thuốc đối với rệp muội. Vì vậy, thí nghiệm: “Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc đối với rệp muội (Rhopalosiphum maidis) hại cây ngô vụ xuân hè năm 2021 tại Mỹ Tho - Tiền Giang được thực hiện nhằm tìm ra loại có hiệu lực cao đối với rệp muội hại cây ngô và không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây ngô tại Tiền Giang.

 

2. PHƯƠNG PHÁP – VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

 

Thời gian: từ 05 tháng 05 năm 2021 đến 12 tháng 05 năm 2021.

Địa điểm: Thí nghiệm được thực hiện tại xã Tân Mỹ Chánh, Tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

Giống: Ngô lai F1.

2.1 Phương pháp nghiên cứu

            Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên (Randomized Complete Block Design - RCBD), đơn yếu tố với 4 nghiệm thức, 3 lần lập lại, diện tích mỗi ô 30 m2, có dãy phân cách 0,5 m. Các nghiệm thức thí nghiệm:

Stt

Nghiệm thức

Hoạt chất

Liều lượng

(L, Kg/ha)

1

Opal 50 WG

Pymetrozine 40% w/w + Dinotefuran 10% w/w

0,3 kg

2

Opal 50 WG

Pymetrozine 40% w/w + Dinotefuran 10% w/w

0,4 kg

3

Decis 2.5 EC

Deltamethrin 25g/lít

0,6 lít

5

Đối chứng

-

Phun nước lã

            Ghi chú: Lượng nước phun: 500 lít/ha.         

            Thuốc được phun 1 lần, phun ướt đều cây ngô, phun thuốc khi rệp muội xuất hiện và mật số khoảng 5 con/lá.

            Phun bằng bình đeo vai 16 lít.

            Tất cả các ô thí nghiệm đều được chăm sóc, bón phân, phun thuốc trừ sâu như nhau trong thời gian thí nghiệm.

Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu:

            Căn cứ vào TCCS 07:2005 “Quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực phòng trừ rệp muội (Rhopalosiphum maidis) hại ngô của các loại thuốc trừ sâu”.

            Mật độ rệp muội còn sống (con/lá) ở trước phun và 1, 3, 7 ngày sau phun thuốc. Mỗi ô điều tra 5 điểm nằm trên 2 đường chéo góc. Tại mỗi điểm điều tra 4 cây cố định, mỗi cây điều tra lá ngọn (hoặc cờ) và 2 lá bên. Ghi chú: Cờ hoặc lá ngọn được xem như là 1 lá.

            Hiệu lực của thuốc (%) đối với rệp muôi ở 1, 3, 7 ngày sau phun thuốc. Hiệu lực của thuốc được hiệu đính bằng công thức Henderson-Tilton:

                                                        Ta x Cb

                        Hiệu lực (%) = (1 -  --------------) x 100

                                                         Tb x Ca

Trong đó:       

Ta: Mật độ sâu sống ở công thức xử lý sau xử lý

                        Tb: Mật độ sâu sống ở công thức xử lý trước xử lý

                        Ca: Mật độ sâu sống ở công thức đối chứng sau xử lý

                        Cb: Mật độ sâu sống ở công thức đối chứng trước xử lý      

            Đánh giá ảnh hưởng của thuốc đối với cây ngô ở 1, 3, 7 ngày sau phun thuốc. Quan sát bằng mắt trên toàn ô khảo nghiệm để đánh giá ảnh hưởng của thuốc đối với cây ngô.

 

Đánh giá ảnh hưởng của thuốc đối với cây ngô dựa theo thang phân cấp sau:

Cấp

Triệu chứng nhiễm độc

1

Cây chưa có biểu hiện ngộ độc

2

Ngộ độc nhẹ, sinh trưởng của cây giảm nhẹ.

3

Có triệu chứng ngộ độc nhẹ, nhìn thấy được bằng mắt.

4

Triệu chứng ngộ độc nhưng chưa ảnh hưởng đến năng suất.

5

Cây biến màu, thuốc gây ảnh hưởng đến năng suất.

6

Thuốc làm giảm năng suất ít.                                                 

7

Thuốc gây ảnh hưởng nhiều đến năng suất.

8

Triệu chứng ngộ độc tăng dần tới làm chết cây.

9

Cây bị chết hoàn toàn.

 

2.2 Vật liệu nghiên cứu

Ruộng ngô: ngô lai F1.

Các loại thuốc thí nghiệm (Opal 50 WG, Decis 2.5 EC), bình phun thuốc, thẻ thí nghiệm, sổ ghi chép ...

2.3 Xử lí số liệu

Tất cả số liệu được tổng hợp, tính toán bằng phần mềm Microsoft Excel và xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS version 22

 

.

3. KẾT QUẢ - THẢO LUẬN

3.1. Hiệu lực của thuốc thí nghiệm đối với rệp muội hại cây ngô

Bảng 1: Mật độ rệp muội còn sống qua các thời điểm điều tra

      Nghiệm thức

Liều lượng

Mật độ rệp muội (con/l)

TP

1NSP

3NSP

7NSP

1. Opal 50 WG

0,3 kg/ha

  4,97ns

3,75 b

1,93 b

1,13 b

2. Opal 50 WG

0,4 kg/ha

5,25

3,68 b

1,70 b

0,57 b

3. Decis 2.5 EC

0,6 lít/ha

5,10

3,58 b

 1,58 b

0,68 b

Đối chứng phun nước lã

-

5,15

8,90 a

15,18 a

20,57 a

           

 

Ghi chú: TP: Trước phun thuốc; NSP: Ngày sau phun thuốc.

            Những giá trị theo sau cùng kí tự trong cùng cột không có sự khác biệt về mặt thống kê, ns: không có sự khác biệt về thống kê; *: sự khác biệt có ý nghĩa về thống kê; **: sự khác biệt rất có ý nghĩa.

            Qua bảng 1 cho thấy, trước khi phun thuốc mật độ rệp muội biến động từ 4,97con đến 5,25 con/lá và khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê. Điều này cho thấy rệp muội phát triển tương đối đồng đều ở các nghiệm thức trước khi thí nghiệm.

            Ở thời điểm 1, 3, 7 ngày sau phun thuốc thì mật số rệp muội ở các nghiệm thức xử lý thuốc giảm qua các lần theo dõi, riêng đối chứng có mật số rệp muội tăng dần. Mật số rệp muội ở các nghiệm thức có xử lý thuốc khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê so với đối chứng. Mật độ rệp muội thấp nhất ở thời điểm 7 ngày sau phun thuốc (0,57 con/lá)

 

            Bảng 2: Hiệu lực của thuốc đối với rệp muội

      Nghiệm thức

Liều lượng

Hiệu lực (%)

1 NSP

3 NSP

7 NSP

1. Opal 50 WG

0,3 kg/ha

56,3

86,8


Bài viết liên quan